Rất nhiều người băn khoăn khi bị đau dạ dày nên ăn gì, uống gì. Chúng tôi xin tổng hợp kiến thức y học về dinh dưỡng đơn giản về đồ uống cho người bị đau dạ dày. Những đồ uống tôt cho người bị đau dạ dày dưới đây nên được lưu tâm nếu trong nhà có người bị đau hay viêm dạ dày.
1. Nước muối ấm pha loãng
Không chỉ được biết đến với tác dụng chữa viêm họng hiệu quả, nước muối ấm pha loãng còn có tác dụng chữa đau dạ dày hiệu quả. Cách pha rất đơn giản, bất kỳ ai cũng có thể thực hiện:
Cho thêm thìa muối vào cốc nước ấm, khuấy đều đến khi tan hết.
Người bệnh dùng từng ngụm nhỏ, tránh uống quá nhanh và quá nhiều.
2. Dùng nghệ và mật ong
Từ lâu, nghệ và mật ong được xem là 2 vị thuốc có tác dụng giảm đau dạ dày rất tốt. Y học hiện đại cũng đã chứng minh tác dụng của chúng. Do vậy, phương pháp này ngày càng được nhiều người áp dụng.
Thành phần Curcurmin trong nghệ có tính kháng viêm, kháng khuẩn, hỗ trợ hệ tiêu hóa và làm vết thương nhanh lành. Mật ong chứa vitamin và khoáng chất giúp nâng cao hệ miễn dịch, bảo vệ dạ dày một cách tốt nhất. Hơn nữa, mật ong còn được xem là chất kháng sinh tự nhiên. Kết hợp 2 vị thuốc này giúp cân bằng đường ruột, giảm acid dịch vị nhờ vậy giúp giảm đau dạ dày hiệu quả.
Mật ong và nghệ được sử dụng trong bài thuốc sau:
Chuẩn bị: mật ong nguyên chất và tinh bột nghệ.
Dùng 1 thìa cà phê mật ong cùng 15 gam bột nghệ pha cùng nước ấm. Khuấy đều và uống trước mỗi bữa ăn. Thực hiện ngày 3 lần, kiên trì thực hiện ít nhất 30 ngày vì khi đó các vết thương dần hồi phục, ổn định hệ miễn dịch dạ dày. Chính vì vậy, cơn đau cũng sẽ giảm dần.
3. Trà hoa cúc
Trà hoa cúc là thức uống có thể giúp bệnh nhân giảm cơn đau dạ dày hiệu quả. Dùng 10g hoa cúc khô tiến hành hãm như pha trà trong khoảng 15 phút. Lọc lấy phần nước cốt, thêm mật ong và thưởng thức ngay khi còn ấm nóng. Một cốc trà hoa cúc hàng ngày giúp chống viêm, giải nhiệt và giảm cơn co thắt dạ dày hiệu quả.
4. Trà gừng
Không chỉ là gia vị quen thuộc trong căn bếp Việt, gừng còn có tác dụng giảm đau dạ dày hiệu quả. Bởi trong loại gia vị này chứa chất oxy hóa và chất chống viêm giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh dạ dày. Các bước để có một cốc trà gừng được thực hiện như sau:
Chuẩn bị khoảng 10 gam gừng tươi, rửa sạch và để cho ráo nước.
Thái thành từng lát mỏng. Cho vào cốc và thêm nước sôi. Đậy nắp kín.
Chờ trong khoảng thời gian 10 phút để các hoạt chất trong gừng tiết ra nước. Dùng luôn khi còn ấm.
Chú ý: bệnh nhân nên sử dụng gừng tươi và không dùng khi có dấu hiệu sốt cao hay táo bón.
5. Dùng quế giảm đau dạ dày
Quế là thảo dược chứa nhiều thành phần có khả năng chống oxy hóa như cinnamaldehyd, eugenol và linalool. Những hoạt chất này có tính chống viêm, giảm kích ứng, trung hòa acid dịch vị và giúp làm lành tổn thương niêm mạc dạ dày. Bệnh nhân có thể nhai trực tiếp một miếng quế nhỏ hay pha cốc trà quế để giảm đau, giảm tình trạng khó tiêu.
Chuẩn bị: 3 – 4 miếng quế rửa sạch + 1 quả cam vắt lấy nước + 1 thìa mật ong.
Cho quế vào nồi và đun trên lửa nhỏ đến khi chuyển sang màu nâu đỏ. Lọc lấy phần nước.
Thêm mật ong, nước cốt chanh và khuấy đều. Sử dụng ngay khi còn ấm nóng.
6. Đẩy lùi cơn đau dạ dày bằng trà cam thảo
Cam thảo chứa các chất chống viêm giúp làm giảm đau, cải thiện tình trạng loét dạ dày rất tốt. Bên cạnh đó, hoạt chất có trong dược liệu này giúp giảm co thắt đường ruột, ngăn các dấu hiệu của trào ngược giúp ổn định hoạt động của dạ dày.
Hướng dẫn cách pha trà cam thảo:
Chuẩn bị: 50 gam hoa cúc và 6 – 8 lát cam thảo.
Rửa sạch các nguyên liệu trên và để ráo nước.
Cho vào nồi cùng 400ml nước. Bật bếp và đun trên lửa nhỏ.
Lọc phần nước cốt và thêm 50 gam đường phèn. Dùng ngay khi còn ấm.
7. Dùng nước ép lá bạc hà
Bên cạnh tác dụng hỗ trợ hệ tiêu hoá, lá bạc hà còn được sử dụng giúp giảm đau và co thắt dạ dày hiệu quả.
Có 2 cách để sử dụng lá bạc hà, bệnh nhân có thể chọn một trong hai cách sau đây:
Nhai trực tiếp lá bạc hà tươi vài lần trong ngày giúp làm dịu cơn đau dạ dày.
Cho một vài nhánh bạc hà vào cốc trà nóng. Dùng 2-3 lần / ngày. Nước bạc hà giúp cải thiện cơn đau hiệu quả.
8. Nước lá lốt giúp giảm đau dạ dày hiệu quả
Thành phần tanin và glycosid có trong nước lá lốt giúp se các vết tổn thương, cải thiện tình trạng viêm loét đồng thời kiểm soát khả năng tiết acid dạ dày.
Bên cạnh đó, nước lá lốt rất hiệu quả trong việc hỗ trợ điều trị một số triệu chứng như ợ chua, ợ nóng và bệnh trào ngược thực quản.
Lá tía tô được rửa sạch và để ráo nước.
Cho vào nồi và đun cùng 700ml nước trên ngọn lửa nhỏ trong 20 phút hoặc đến khi còn khoảng 300ml thì dừng.
Chắt lấy phần nước lá tía tô. Uống 2-3 lần / ngày và dùng khi còn ấm.
9. Giảm đau dạ dày bằng nước dừa tươi
Dừa tươi có chứa một lượng enzyme kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh đường ruột, bổ sung khoáng chất đồng thời nâng cao hệ miễn dịch cho cơ thể.
Nước dừa tươi được sử dụng để giảm đau dạ dày như sau:
Bỏ phần đầu của quả dừa tươi, chọc lỗ và sử dụng.
Đun trực tiếp quả dừa trên bếp với lửa nhỏ trong khoảng 30 phút.
Chia thành 2 lần uống và sử dụng trong ngày, sau bữa ăn khoảng 30 phút để đạt hiệu quả tốt nhất.
10. Chữa đau dạ dày bằng nước chè dây
Chè dây có chứa hoạt chất flavonoids đóng vai trò như một chất kháng sinh phòng ngừa sự phát triển của vết loét, giúp giảm đau hiệu quả và tiêu diệt vi khuẩn HP gây bệnh dạ dày.
Các bước thực hiện nấu nước chè dây:
Sắc 60 – 70 gam chè dây cùng với lượng nước vừa đủ.
Đun khoảng 20 phút để các hoạt chất có trong chè dây ngấm ra nước và tắt bếp.
Nước chè dây được sử dụng trong ngày và uống trước bữa ăn 30 phút.
.
Discussion about this post