Viêm mũi dị ứng thời tiết là gì?
Đối với một số căn bệnh hô hấp khác, thời tiết từ lạnh chuyển sang ấm là dấu hiệu đáng mừng để người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn. Tuy nhiên, đối với những ai mắc bệnh viêm mũi dị ứng thời tiết thì bệnh cũng chẳng thuyên giảm.
Xem thêm:
+ Những lưu ý về thực phẩm chức năng giảm cân
+ Thực phẩm tăng cân hiệu quả cho người gầy
Viêm mũi dị ứng thời tiết thực chất là những phản ứng của cơ thể mà biểu hiện cục bộ ở vùng xoang mũi khi tiếp xúc với chất gây kích thích.

Biểu hiện bệnh viêm mũi dị ứng thời tiết thường thấy là hắt hơi liên tục ngạt mũi ngứa đỏ mắt kèm chảy nước mắt giàn giụa… Đôi khi, những triệu chứng này có thể nhầm lẫn với cảm lạnh và cảm cúm thông thường, bởi vậy bạn cần hết sức lưu ý.
Cách điều trị viêm mũi dị ứng thời tiết
Điều trị bệnh hô hấp này bằng các bài thuốc dân gian
– Gừng tươi:
rửa sạch, khi có cơn viêm mũi ập tới thì nhai ngấu nghiến chúng. Ngay lập tức, cơn hắt hơi sẽ dứt và cổ họng bạn cũng cảm thấy dễ chịu hơn.
– Dùng hoa sứ:
Hoa sứ rửa sạch, đem cắt nhỏ và phơi khô. Dùng giấy cuốn lại như điếu thuốc lá và sử dụng để xông mũi. Cách làm này có thể giúp thông mũi, chữa ngạt mũi và tiêu diệt các vi khuẩn ở hốc xoang.
– Hoa ngũ sắc:

Đem rửa sạch rồi giã vắt lấy nước. Dùng bông gòn sạch thấm nước đó, nhét vào bên lỗ mũi bị đau khoảng 15 phút rồi lấy ra. Phương pháp này có thể giảm chứng viêm mũi dị ứng hiệu quả.
– Mật ong và tỏi:
Dùng nước ép tỏi và mật ong trộn đều với nhau theo tỉ lệ 1:2 rồi đem nhỏ mũi mỗi ngày thực hiện 3 lần. Các triệu chứng của bệnh sẽ giảm rõ rệt. Bên cạnh đó, tỏi còn là thực phẩm tốt cho người bị viêm xoang
Sử dụng thuốc điều trị viêm mũi dị ứng
Đây là phương pháp được đa số các bệnh nhân sử dụng:
Xem thêm:
+ Tác dụng của tâm sen đối với sức khỏe
+ Những tác dụng của trà hoa cúc giúp chữa bệnh ít ai biết
– Thuốc kháng histamine.
– Thuốc thông mũi dạng nhỏ hoặc xịt.
– Thuốc corticorid (dùng cho đợt cấp tính và nghiêm trọng).
Discussion about this post